Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2017

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, với sự điều hành sát sao, có trọng tâm, trọng điểm của chính quyền các cấp, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm đã đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực.


1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, UBND tỉnh đã xây dựng, cụ thể hóa bằng Kế hoạch hành động cụ thể; đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, với sự điều hành sát sao, có trọng tâm, trọng điểm của chính quyền các cấp, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm đã đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kết quả các ngành, lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm như sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án: “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020” và thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch nuôi cá lồng trên sông; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện Đề án tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; lập quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung tại một số huyện.

1.1. Trồng trọt

Cây hàng năm; tổng diện tích gieo trồng vụ mùa toàn tỉnh đạt 68.321 ha, giảm 0,8 % (-552 ha) so với vụ mùa năm 2016; trong đó, cây lương thực có hạt đạt 59.854 ha, chiếm 87,6%, giảm 1,2% (-707 ha) so vụ mùa năm 2016; cây có củ chất bột đạt 281 ha, chiếm 0,4%, tăng 76,7% (+122 ha); cây có hạt chứa dầu đạt 400 ha, chiếm 0,6%, tăng 14,3% (+50 ha); rau, đậu hoa cây cảnh đạt 7.091 ha, chiếm 10,4%, giảm 0,7% (-52 ha); các cây còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể.

Trong 9 tháng đầu năm diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 159.172 ha, giảm 0,8% (-1.204 ha) so với năm 2016; trong đó, diện tích vụ đông xuân đạt 90.851 ha, chiếm 57,1% tổng diện tích gieo trồng, giảm 0,7% (-652 ha) so với cùng kỳ năm trước (vụ đông giảm -46 ha, vụ chiêm xuân giảm -606 ha); vụ mùa giảm 0,8% (-552 ha), chiếm 42,9%.

Một số cây chủ lực có diện tích gieo trồng lớn như: cây lúa đạt 118.158 ha, giảm 2.188 ha so với năm trước, chiếm 74,2% tổng diện tích gieo trồng; cây ngô 4.158 ha, giảm 34 ha, chiếm 2,6%; rau cải các loại 3.747 ha, tăng 340 ha, chiếm 2,3%; hành củ 5.524 ha, tăng 159 ha, chiếm 3,5%,…

Sản lượng rau các loại 9 tháng đầu năm  ước đạt 576.751 tấn, tăng 6,0% (+32.749 tấn). Sản lượng rau các loại tăng chủ yếu là do diện tích gieo trồng tăng.

Cây lâu năm; tổng diện tích trồng cây lâu năm toàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 21.690 ha, giảm 0,1% (-18 ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng diện tích trồng cây lâu năm, diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 21.101 ha, chiếm 97,3% tổng diện tích cây lâu năm; còn lại là diện tích cây gia vị, dược liệu, cây lấy dầu, cây chè búp và diện tích cây lâu năm khác.

Ước tính 9 tháng đầu năm, sản lượng một số cây ăn quả chính của tỉnh đều tăng hơn so với cùng kỳ cụ thể: sản lượng xoài ước đạt 2.510 tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ;  sản lượng chuối ước đạt 42.530 tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ; ổi sản lượng ước đạt  30.200 tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ và cây ăn quả khác nhìn chung đều cho sản lượng  cao hơn so với cùng kỳ.

Cây vải là cây lâu năm trọng điểm của tỉnh, chiếm 49,8% diện tích cây ăn quả. Năm nay, năng suất vải bình quân đạt 27,86 tạ/ha, sản lượng ước đạt 29.093 tấn, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm cho sản lượng vải giảm so với năm trước là do những tháng đầu năm điều kiện thời tiết không thuận lợi (nhất là với trà vải muộn) làm cho cây ra nhiều lộc chèn hoa dẫn đến tỷ lệ ra hoa, đậu quả thấp.

1.2. Chăn nuôi

Trong 9 tháng đầu năm 2017, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ (xuất hiện 01 ổ dịch cúm gia cầm trên đàn ngỗng tại xã Gia Xuyên, Gia Lộc và đã được khống chế, dập tắt kịp thời); hiệu quả chăn nuôi gia cầm đạt khá, số lượng, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016, nhất là chăn nuôi gà tăng 12,8%.

Tuy nhiên, chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, giá bán thịt lợn hơi xuất chuồng giảm mạnh, bấp bênh không ổn định, người chăn nuôi thua lỗ, số lượng đàn lợn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng đàn trâu của toàn tỉnh ước đạt 4.265 con, giảm 2,5%; đàn bò ước đạt 19.965 con, giảm 1,7%  so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn lợn thịt ước đạt 479.800 con, giảm 16,5%; tổng đàn gia cầm ước đạt 12.100 nghìn con, tăng 3%, trong đó đàn gà ước đạt 9.400 nghìn con, tăng 2,7%.

Từ cuối tháng 11 năm 2016, giá thịt lợn hơi xuất chuồng liên tục giảm, nhất là từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017 giá giảm sâu dưới mức giá thành, có thời điểm giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Vì vậy, chăn nuôi lợn thua lỗ từ 13.000 – 15.000 đồng/kg làm cho qui mô sản xuất bị thu hẹp, người nuôi không tái đàn, do đó số đầu con lợn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm mạnh so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng ước đạt 73.200 tấn, giảm 2%; cả năm sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 95.200 tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ trước.

Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 96.870 tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

1.3. Lâm nghiệp

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; chăm sóc, cải tạo cây giống phục vụ công tác trồng rừng sản xuất và trồng cây nhân dân.

Ước 9 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh trồng mới được 400.000 cây phân tán gồm cây phong cảnh, cây bóng mát và cây lấy gỗ, so với năm 2016 giảm 730 nghìn cây, do quỹ đất trồng cây phân tán giảm. Cây được trồng tập trung vào mùa xuân (sau tiết lập xuân) ở các khu đô thị mới, công viên, trường học, khu di tích, danh lam thắng cảnh và trồng bổ sung ở các tuyến đường trục chính. Để phục vụ công tác trồng rừng và trồng cây phân tán, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển các vườn ươm các loại giống cây lâm nghiệp và nhân giống các loại cây lấy gỗ khác. Ước 9 tháng đầu năm, tổng số cây ươm giống lâm nghiệp đạt 95 ngàn cây; tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Ước tính 9 tháng đầu năm sản lượng khai thác gỗ từ cây trồng phân tán đạt 1.1391m3, tăng 3,4% (+37 m3) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng khai thác củi đạt 121.084 ster, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,5%. Củi khai thác chủ yếu là chặt cành, làm cỏ, phát quang và tận dụng thu gom khi khai thác gỗ của cây trồng phân tán.

1.4. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 11.078 ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2016; diện tích thu hoạch ước đạt 11.344 ha, tăng 1,5%. Nuôi cá vẫn là xu hướng chính trong nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các địa phương trong tỉnh, kỹ thuật nuôi đã được phổ biến rộng rãi, chất lượng con giống không ngừng được phát triển, bổ sung theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Năm nay, do làm tốt công tác phòng trừ, vệ sinh, xử lý ao trước khi nuôi nên đã hạn chế được diện tích nuôi trồng bị nhiễm dịch bệnh.

Tổng số lồng bè nuôi thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 2.972 lồng nuôi cá, tăng 1,4% (+42 lồng) so với cùng kỳ năm trước. Những năm gần đây, hình thức nuôi thủy sản lồng bè phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, cá được thả trên các lồng bè ở khu vực sông nên nguồn nước được lưu thông liên tục, cá nhanh lớn, năng suất cao.

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 52.399 tấn, chiếm 97,3% tổng sản lượng thuỷ sản trong toàn tỉnh, tăng 3,6% (+1.827 tấn) so với cùng kỳ năm 2016, trong đó sản lượng cá đạt 52.358 tấn, tăng 3,6% (+1.830 tấn); tôm đạt 5 tấn giảm 16,7% (-1 tấn); thuỷ sản khác 36 tấn giảm 5,3% (-2 tấn).

Sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 1.418 tấn, giảm 1,7% (25 tấn) so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, sản lượng cá khai thác ước đạt 975 tấn giảm 2% (20 tấn); tôm đạt 59 tấn giảm 3,2% (2 tấn); thuỷ sản khác đạt 384 tấn giảm 0,8% (3 tấn).

2. Sản xuất công nghiệp

Trước những diễn biến phức tạp đến từ kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục phục hồi và đạt được nhiều kết quả tích cực.

So với tháng trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1,6%; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 3,1%; Ngành khai khoáng giảm 5,6% (trong tháng thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng tới sản lượng đá khai thác); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà giảm 19,4%.

Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,2% so với tháng trước, trong đó có một số ngành tăng khá, đó là: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 6,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 4,6%; sản xuất trang phục tăng 4,3%.

So với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 9,3%, trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 22,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,5%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà tăng 3,5%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 8,1%.

Nhiều nhóm ngành chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, có thể kể đến như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 43,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 32,0%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 23,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,8%; sản xuất kim loại tăng 15,7%; sản xuất trang phục tăng 11,5%.

Tính chung 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 9,3%, quý II tăng 10,2% ), cao hơn khá nhiều so với mức tăng 8,3% của cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,6%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 16,4. Ngoài ra, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng giảm 3,8%; công nghiệp khai khoáng giảm 10,4%.

So với cùng kỳ, sản phẩm điện tử, thép, kim loại đúc sẵn, sản phẩm plastic (nhựa), thức ăn chăn nuôi, may mặc, giày dép, than cốc, bộ phận và thiết bị cho xe có động cơ,… vẫn là nhóm sản phẩm tăng trưởng khả quan.

Sản phẩm điện tử, thời gian trở lại đây là nhóm ngành đang có tốc độ tăng trưởng khá cao, là một trong hai ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của Tỉnh nên tác động rất nhiều đến chỉ số sản xuất chung, điển hình như: bộ phận của các linh kiện điện tử khác chưa được phân vào đâu tăng 41,0%;  mạch điện tử tích hợp tăng 38,7%; máy kết hợp từ 2 chức năng trở lên: in, fax, coppy tăng 16,5%; micro và các linh kiện của kèm theo tăng 14,1%.

Sản phẩm sắt thép, do thị trường tiêu thụ mở rộng dẫn tới sản lượng sắt thép không hợp kim cán phẳng không gia công tăng 32,3%; thép hợp kim cán mỏng có chiều rộng < 600mm đã được dát, phủ, mạ hoặc tráng tăng 1,7%.

Tương tự, sản phẩm may mặc, giày dép do có ưu thế về nhân công giá rẻ, thị trường xuất khẩu ổn định đã kéo theo sản lượng sản xuất tăng, trong đó: áo phông (T- shirt), áo may ô và các loại áo khác tăng 41,2%; giày dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 33,5%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 29,2%;  bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket tăng 11,6%.

Cùng với đó, các sản phẩm như plastic, cấu kiện kim loại, than cốc, bộ phận và thiết bị cho xe có động cơ cũng có lượng sản xuất ổn định, cụ thể như: sản phẩm bằng plastic còn lại chưa được phân vào đâu tăng 35,0%; cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại tăng 20,2%; thức ăn cho gia súc tăng 12,8%; đinh, đinh mũ, ghim dập tăng 19,4%;  than cốc và bán cốc luyện từ than đá tăng 8,5%;…

Bên cạnh những sản phẩm có lượng sản xuất tăng, vẫn còn nhiều sản phẩm do gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, yếu tố cạnh tranh, yếu tố môi trường, thời tiết, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng… mà có lượng sản xuất giảm. Đầu tiên, đó là sản phẩm xe có động cơ do việc thuế nhập khẩu các dòng xe dưới 9 chỗ từ các nước ASEAN về Việt Nam sẽ giảm từ 30% xuống 0% vào đầu năm 2018. Tâm lý khách hàng muốn đợi để mua xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc thay vì mua tại thời điểm này.

Mặt khác, một số sản phẩm do ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ mà có lượng sản xuất giảm như: cát đen giảm 38,5%; phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa 3 nguyên tố: ni tơ, photpho, kali (NPK) giảm 12,9%; đá xây dựng giảm 8,9%; phụ gia đã điều chế dùng cho xi măng, vữa, bê tông giảm 4,0%;…

3. Tình hình phát triển doanh nghiệp

Từ đầu năm đến nay, có 1.128 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký 5.224 tỷ đồng (tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2016); giải thể 160 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc; tạm ngừng hoạt động 325 doanh nghiệp.

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị Quyết số 19-2017/NQCP ngày 16/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương phấn đấu mỗi năm đạt trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới.

4. Hoạt động đầu tư

Ước Quý III, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 11.603 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 1.363 tỷ đồng, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngoài nhà nước đạt 6.371 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3.869 tỷ đồng, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ước 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 26.874 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn đạt 3.402 tỷ đồng, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngoài nhà nước đạt 15.958 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7.514 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.

Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm đạt 276,9 triệu USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ (152,2 triệu USD), đạt 79% so với kế hoạch cả năm, trong đó:

– Cấp mới cho 33 dự án với số vốn đăng ký 174 triệu USD (13 dự án ngoài KCN, với số vốn 97,9 triệu USD; 20 dự án trong KCN với số vốn 76,1 triệu USD) tăng 15 dự án với số vốn tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án thu hút có quy mô khá của dự án sản xuất trang phục và túi xách (Hàn Quốc) với số vốn đăng ký 48 triệu USD; dự án sản xuất dây điện (Nhật Bản) với số vốn đăng ký 25 triệu USD.

– Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 25 lượt dự án với số vốn tăng thêm 102,9 triệu USD (09 dự án ngoài KCN 29,3 triệu USD, 16 dự án trong KCN, với số vốn tăng 73,6 triệu USD) bằng 80,7% so với cùng kỳ 2016.

Các dự án thu hút đầu tư trong 9 tháng đầu năm chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực điện tử, phụ tùng ô tô, ngoài ra một số dự án may mặc và sản xuất đồ chơi trẻ em, giày dép; nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hiện nay, tỉnh Hải Dương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 10 (tính lũy kế) trong cả nước; trong 9 tháng đầu năm, Hải Dương đứng thứ 15 so với các tỉnh trên cả nước.

Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm vốn đầu tư thực hiện tăng lên đáng kể, do dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương đã đi vào triển khai. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 9 tháng năm 2017 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn ước đạt 330 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước (năm 2016: 270 triệu USD), nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 3 tỷ 931,5 triệu USD trên tổng số vốn đăng ký 7.209,2 triệu USD (54,5 %).

5. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2017, ước đạt 9.795 tỷ đồng, bằng 77,8% dự toán năm và tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, thu nội địa 7.747 tỷ đồng, bằng 73,9% dự toán năm và tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2016, thu qua hải quan 2.048 tỷ đồng, bằng 97,5% dự toán năm và tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong thu nội địa: thu từ DN nhà nước đạt 607 tỷ đồng, bằng 58,4% dự toán năm; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.479 tỷ đồng, bằng 49,6%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.949 tỷ đồng, bằng 101,5%; thu tiền sử dụng đất đạt 1.015 tỷ đồng, bằng 156,2%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 22,2 tỷ đồng, bằng 83,9%; tiền thuê mặt đất, mặt nước đạt 155 tỷ đồng, bằng 86,9%; thuế thu nhập cá nhân đạt 476 tỷ đồng, bằng 73,2%; lệ phí trước bạ đạt xấp xỉ 230 tỷ đồng, bằng 54,1%; phí lệ phí khác đạt 814 tỷ đồng, bằng 137,2% so với dự toán.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15 tháng 9, ước đạt 10.137 tỷ đồng, bằng 103,5% dự toán năm; trong đó, chi đầu tư phát triển 1.946 tỷ đồng, bằng 143,4%, chi thường xuyên 8.190 tỷ đồng, bằng 99,6% so với dự toán.

Trong chi thường xuyên, chi an ninh đạt 543 tỷ đồng, bằng 841% dự toán; chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 2.408 tỷ đồng, bằng 71,4%; chi y tế đạt 203 tỷ đồng, bằng 27,4%; chi đảm bảo xã hội đạt 1.539 tỷ đồng, bằng 242,7%; chi quản lý hành chính đạt 1.392 tỷ đồng, bằng 92,7%.

6. Tín dụng, ngân hàng

Thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá và giá vàng không có diễn biến bất thường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng. Mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định; nguồn vốn huy động tăng khá (+19,8%).

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN; chất lượng tín dụng đảm bảo, trong tầm kiểm soát; công tác tiền tệ, kho quỹ, kế toán thanh toán bảo đảm an toàn, kịp thời, chính xác; thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được đẩy mạnh. An ninh, bảo mật hệ thống ngân hàng được bảo đảm… góp phần quan trọng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

7. Thương mại, dịch vụ

7.1. Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trong tháng 9 tình hình giá cả thị trường cơ bản ổn định, công tác quản lý thị trường được tăng cường, chủ động đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, kinh doanh trái phép, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng… Công tác xúc tiến thương mại được triển khai tích cực, tổ chức các hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại, thông tin giá cả thị trường, giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 4.026 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước; tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm ước đạt 34.902 tỷ đồng, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá ước tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế:

– Khu vực kinh tế nhà nước đạt 161 tỷ đồng, chiếm 0,5% và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước;

– Kinh tế tập thể đạt 229 tỷ đồng, chiếm 0,7% và tăng 8,1%;

– Kinh tế cá thể đạt 21.760 tỷ đồng, chiếm 62,3% và tăng 11,6%;

– Kinh tế tư nhân đạt 12.181 tỷ đồng, chiếm 34,9% và tăng 12,9%;

– Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 572 tỷ đồng, chiếm 1,6% và tăng 10,8%.

Phân theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ đạt 28.861 tỷ đồng, chiếm 82,7% và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành lương thực, thực phẩm tăng 7,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 14,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 18,5%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.560 tỷ đồng, chiếm 7,3% và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 8,9 tỷ đồng, chiếm 0,03% và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác đạt 3.473 tỷ đồng, chiếm 10,0% và tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.

 

7.2. Vận tải

Doanh thu vận tải, kho bãi tháng 9 ước đạt  606 tỷ đồng; so với tháng trước tăng 0,8%; trong đó: vận tải hành khách đạt 109 tỷ đồng tăng 2,4%;  vận tải hàng hoá  454 tỷ đồng tăng  0,5%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 43 tỷ đồng tăng xấp xỉ 0,5%. Phân theo ngành đường, vận tải đường bộ đạt 411 tỷ đồng tăng 0,8%; vận tải đường biển đạt 16 tỷ đồng, không thay đổi so với tháng trước; vận tải đường thủy nội địa đạt 136 tỷ đồng tăng 1,2% so với tháng trước.

Doanh thu vận tải, kho bãi 9 tháng đầu năm đạt 5.320 tỷ đồng; so với cùng kỳ tăng 10%; trong đó, vận tải hành khách đạt 960 tỷ đồng tăng 10,4%;  vận tải hàng hoá đạt 3.989,7 tỷ đồng tăng 10,3%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 370,8 tỷ đồng tăng 7,8%.

Phân theo ngành đường vận tải đường bộ đạt 3.665 tỷ đồng tăng 10,9%; vận tải đường biển đạt 134 tỷ đồng giảm 0,5% ; vận tải đường thủy nội địa đạt 1.151 tỷ đồng tăng 9,5%.

Phân theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân tăng 9,6%; kinh tế cá thể tăng 10,8%;  kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,7%.

Trong tháng 9 khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 1,9 triệu hành khách, so với tháng trước tăng 0,3%; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 123 triệu hành khách.Km, tăng 3,8%. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 9 ước đạt 5,5 triệu tấn, so với tháng trước tăng 0,5%; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 381,6 triệu tấn.km, giảm 0,5%.

Trong 9 tháng đầu năm khối lượng hành khách vận chuyển đạt 17,6 triệu lượt hành khách, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,8%; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 1.050 triệu hành khách.Km, tăng 9,4%, và chủ yếu tập trung ở ngành đường bộ.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 49,0 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,8%; trong đó, đường bộ ước đạt 27,3 triệu tấn, tăng 10,3%; đường sông ước đạt 21,2 triệu tấn, tăng 9,3%; đường biển ước đạt 0,5 triệu tấn, giảm 0,7%.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 3.437 triệu tấn.Km, so với cùng kỳ tăng 8,4%, trong đó: đường bộ ước đạt 1.088 triệu tấn.Km, tăng 10,3%; đường sông ước đạt 2.067 triệu tấn.Km, tăng 8,8%; đường biển ước đạt 282 triệu tấn.Km, giảm 0,4%.

7.3. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa

Giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 3.867 triệu USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu chủ yếu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 3.596 triệu USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

8. Tổng quan thị trường, giá cả

Tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2017 vẫn tiếp tục theo xu hướng gtăng, với mức tăng cao hơn tháng trước. Tháng này, một số nhóm hàng có xu hướng tăng chủ yếu vẫn là các nhóm như lương thực, thực phẩm, ga đun, xăng, dầu do Nhà nước có các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu tăng vào các ngày 19/8, 05/9 và 20/9 và tổng tăng giá bình quân là 1.090/lít xăng các loại làm cho chỉ số giá của nhóm này tăng và cũng bị ảnh hưởng một phần do vậy làm cho chỉ số chung tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,43% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 0,72%; so với tháng cùng kỳ năm trước tăng 3,32%.

CPI bình quân 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ tăng 3,20%; nguyên nhân làm cho CPI tăng là do tác động các yếu tố chủ yếu sau:

– Giá rau, củ quả tăng do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều xong nắng nóng làm cho nhiều diện tích rau, củ bị hỏng;

– Điều chỉnh tăng giá học phí tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, mầm non và giáo dục phổ thông công lập thuộc tỉnh quản lý năm học 2016 – 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 (Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016 của HĐND tỉnh);

– Nhóm xăng, dầu từ đầu năm đã điều chỉnh 18 lần (10 lần tăng, 8 lần giảm) với mức độ tăng cao hơn mức độ giảm; vì vậy nhóm tiêu dùng giao thông vẫn tăng 3,32% so với tháng 12 năm trước, (dầu hỏa tăng 14,32%; xăng, dầu diêzn tăng 8,59%); đồng thời, giá gas đun loại Pettolimex bình 12 kg tăng (bình quân +26.004 đồng/bình so với tháng 12 năm trước);

– Giá sắt thép tăng cao do khan hiếm nguồn cung nguyên liệu (phôi thép) nên giá thép thành phẩm tăng.

– Quy định giá khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước do tỉnh quản lý tăng từ ngày 01/8/2017.


1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, UBND tỉnh đã xây dựng, cụ thể hóa bằng Kế hoạch hành động cụ thể; đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, với sự điều hành sát sao, có trọng tâm, trọng điểm của chính quyền các cấp, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm đã đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kết quả các ngành, lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm như sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án: “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020” và thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch nuôi cá lồng trên sông; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện Đề án tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; lập quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung tại một số huyện.

1.1. Trồng trọt

Cây hàng năm; tổng diện tích gieo trồng vụ mùa toàn tỉnh đạt 68.321 ha, giảm 0,8 % (-552 ha) so với vụ mùa năm 2016; trong đó, cây lương thực có hạt đạt 59.854 ha, chiếm 87,6%, giảm 1,2% (-707 ha) so vụ mùa năm 2016; cây có củ chất bột đạt 281 ha, chiếm 0,4%, tăng 76,7% (+122 ha); cây có hạt chứa dầu đạt 400 ha, chiếm 0,6%, tăng 14,3% (+50 ha); rau, đậu hoa cây cảnh đạt 7.091 ha, chiếm 10,4%, giảm 0,7% (-52 ha); các cây còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể.

Trong 9 tháng đầu năm diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 159.172 ha, giảm 0,8% (-1.204 ha) so với năm 2016; trong đó, diện tích vụ đông xuân đạt 90.851 ha, chiếm 57,1% tổng diện tích gieo trồng, giảm 0,7% (-652 ha) so với cùng kỳ năm trước (vụ đông giảm -46 ha, vụ chiêm xuân giảm -606 ha); vụ mùa giảm 0,8% (-552 ha), chiếm 42,9%.

Một số cây chủ lực có diện tích gieo trồng lớn như: cây lúa đạt 118.158 ha, giảm 2.188 ha so với năm trước, chiếm 74,2% tổng diện tích gieo trồng; cây ngô 4.158 ha, giảm 34 ha, chiếm 2,6%; rau cải các loại 3.747 ha, tăng 340 ha, chiếm 2,3%; hành củ 5.524 ha, tăng 159 ha, chiếm 3,5%,…

Sản lượng rau các loại 9 tháng đầu năm  ước đạt 576.751 tấn, tăng 6,0% (+32.749 tấn). Sản lượng rau các loại tăng chủ yếu là do diện tích gieo trồng tăng.

Cây lâu năm; tổng diện tích trồng cây lâu năm toàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 21.690 ha, giảm 0,1% (-18 ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng diện tích trồng cây lâu năm, diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 21.101 ha, chiếm 97,3% tổng diện tích cây lâu năm; còn lại là diện tích cây gia vị, dược liệu, cây lấy dầu, cây chè búp và diện tích cây lâu năm khác.

Ước tính 9 tháng đầu năm, sản lượng một số cây ăn quả chính của tỉnh đều tăng hơn so với cùng kỳ cụ thể: sản lượng xoài ước đạt 2.510 tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ;  sản lượng chuối ước đạt 42.530 tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ; ổi sản lượng ước đạt  30.200 tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ và cây ăn quả khác nhìn chung đều cho sản lượng  cao hơn so với cùng kỳ.

Cây vải là cây lâu năm trọng điểm của tỉnh, chiếm 49,8% diện tích cây ăn quả. Năm nay, năng suất vải bình quân đạt 27,86 tạ/ha, sản lượng ước đạt 29.093 tấn, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm cho sản lượng vải giảm so với năm trước là do những tháng đầu năm điều kiện thời tiết không thuận lợi (nhất là với trà vải muộn) làm cho cây ra nhiều lộc chèn hoa dẫn đến tỷ lệ ra hoa, đậu quả thấp.

1.2. Chăn nuôi

Trong 9 tháng đầu năm 2017, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ (xuất hiện 01 ổ dịch cúm gia cầm trên đàn ngỗng tại xã Gia Xuyên, Gia Lộc và đã được khống chế, dập tắt kịp thời); hiệu quả chăn nuôi gia cầm đạt khá, số lượng, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016, nhất là chăn nuôi gà tăng 12,8%.

Tuy nhiên, chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, giá bán thịt lợn hơi xuất chuồng giảm mạnh, bấp bênh không ổn định, người chăn nuôi thua lỗ, số lượng đàn lợn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng đàn trâu của toàn tỉnh ước đạt 4.265 con, giảm 2,5%; đàn bò ước đạt 19.965 con, giảm 1,7%  so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn lợn thịt ước đạt 479.800 con, giảm 16,5%; tổng đàn gia cầm ước đạt 12.100 nghìn con, tăng 3%, trong đó đàn gà ước đạt 9.400 nghìn con, tăng 2,7%.

Từ cuối tháng 11 năm 2016, giá thịt lợn hơi xuất chuồng liên tục giảm, nhất là từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017 giá giảm sâu dưới mức giá thành, có thời điểm giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Vì vậy, chăn nuôi lợn thua lỗ từ 13.000 – 15.000 đồng/kg làm cho qui mô sản xuất bị thu hẹp, người nuôi không tái đàn, do đó số đầu con lợn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm mạnh so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng ước đạt 73.200 tấn, giảm 2%; cả năm sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 95.200 tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ trước.

Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 96.870 tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

1.3. Lâm nghiệp

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; chăm sóc, cải tạo cây giống phục vụ công tác trồng rừng sản xuất và trồng cây nhân dân.

Ước 9 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh trồng mới được 400.000 cây phân tán gồm cây phong cảnh, cây bóng mát và cây lấy gỗ, so với năm 2016 giảm 730 nghìn cây, do quỹ đất trồng cây phân tán giảm. Cây được trồng tập trung vào mùa xuân (sau tiết lập xuân) ở các khu đô thị mới, công viên, trường học, khu di tích, danh lam thắng cảnh và trồng bổ sung ở các tuyến đường trục chính. Để phục vụ công tác trồng rừng và trồng cây phân tán, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển các vườn ươm các loại giống cây lâm nghiệp và nhân giống các loại cây lấy gỗ khác. Ước 9 tháng đầu năm, tổng số cây ươm giống lâm nghiệp đạt 95 ngàn cây; tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Ước tính 9 tháng đầu năm sản lượng khai thác gỗ từ cây trồng phân tán đạt 1.1391m3, tăng 3,4% (+37 m3) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng khai thác củi đạt 121.084 ster, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,5%. Củi khai thác chủ yếu là chặt cành, làm cỏ, phát quang và tận dụng thu gom khi khai thác gỗ của cây trồng phân tán.

1.4. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 11.078 ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2016; diện tích thu hoạch ước đạt 11.344 ha, tăng 1,5%. Nuôi cá vẫn là xu hướng chính trong nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các địa phương trong tỉnh, kỹ thuật nuôi đã được phổ biến rộng rãi, chất lượng con giống không ngừng được phát triển, bổ sung theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Năm nay, do làm tốt công tác phòng trừ, vệ sinh, xử lý ao trước khi nuôi nên đã hạn chế được diện tích nuôi trồng bị nhiễm dịch bệnh.

Tổng số lồng bè nuôi thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 2.972 lồng nuôi cá, tăng 1,4% (+42 lồng) so với cùng kỳ năm trước. Những năm gần đây, hình thức nuôi thủy sản lồng bè phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, cá được thả trên các lồng bè ở khu vực sông nên nguồn nước được lưu thông liên tục, cá nhanh lớn, năng suất cao.

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 52.399 tấn, chiếm 97,3% tổng sản lượng thuỷ sản trong toàn tỉnh, tăng 3,6% (+1.827 tấn) so với cùng kỳ năm 2016, trong đó sản lượng cá đạt 52.358 tấn, tăng 3,6% (+1.830 tấn); tôm đạt 5 tấn giảm 16,7% (-1 tấn); thuỷ sản khác 36 tấn giảm 5,3% (-2 tấn).

Sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 1.418 tấn, giảm 1,7% (25 tấn) so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, sản lượng cá khai thác ước đạt 975 tấn giảm 2% (20 tấn); tôm đạt 59 tấn giảm 3,2% (2 tấn); thuỷ sản khác đạt 384 tấn giảm 0,8% (3 tấn).

2. Sản xuất công nghiệp

Trước những diễn biến phức tạp đến từ kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục phục hồi và đạt được nhiều kết quả tích cực.

So với tháng trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1,6%; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 3,1%; Ngành khai khoáng giảm 5,6% (trong tháng thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng tới sản lượng đá khai thác); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà giảm 19,4%.

Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,2% so với tháng trước, trong đó có một số ngành tăng khá, đó là: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 6,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 4,6%; sản xuất trang phục tăng 4,3%.

So với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 9,3%, trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 22,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,5%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà tăng 3,5%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 8,1%.

Nhiều nhóm ngành chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, có thể kể đến như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 43,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 32,0%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 23,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,8%; sản xuất kim loại tăng 15,7%; sản xuất trang phục tăng 11,5%.

Tính chung 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 9,3%, quý II tăng 10,2% ), cao hơn khá nhiều so với mức tăng 8,3% của cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,6%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 16,4. Ngoài ra, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng giảm 3,8%; công nghiệp khai khoáng giảm 10,4%.

So với cùng kỳ, sản phẩm điện tử, thép, kim loại đúc sẵn, sản phẩm plastic (nhựa), thức ăn chăn nuôi, may mặc, giày dép, than cốc, bộ phận và thiết bị cho xe có động cơ,… vẫn là nhóm sản phẩm tăng trưởng khả quan.

Sản phẩm điện tử, thời gian trở lại đây là nhóm ngành đang có tốc độ tăng trưởng khá cao, là một trong hai ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của Tỉnh nên tác động rất nhiều đến chỉ số sản xuất chung, điển hình như: bộ phận của các linh kiện điện tử khác chưa được phân vào đâu tăng 41,0%;  mạch điện tử tích hợp tăng 38,7%; máy kết hợp từ 2 chức năng trở lên: in, fax, coppy tăng 16,5%; micro và các linh kiện của kèm theo tăng 14,1%.

Sản phẩm sắt thép, do thị trường tiêu thụ mở rộng dẫn tới sản lượng sắt thép không hợp kim cán phẳng không gia công tăng 32,3%; thép hợp kim cán mỏng có chiều rộng < 600mm đã được dát, phủ, mạ hoặc tráng tăng 1,7%.

Tương tự, sản phẩm may mặc, giày dép do có ưu thế về nhân công giá rẻ, thị trường xuất khẩu ổn định đã kéo theo sản lượng sản xuất tăng, trong đó: áo phông (T- shirt), áo may ô và các loại áo khác tăng 41,2%; giày dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 33,5%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 29,2%;  bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket tăng 11,6%.

Cùng với đó, các sản phẩm như plastic, cấu kiện kim loại, than cốc, bộ phận và thiết bị cho xe có động cơ cũng có lượng sản xuất ổn định, cụ thể như: sản phẩm bằng plastic còn lại chưa được phân vào đâu tăng 35,0%; cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại tăng 20,2%; thức ăn cho gia súc tăng 12,8%; đinh, đinh mũ, ghim dập tăng 19,4%;  than cốc và bán cốc luyện từ than đá tăng 8,5%;…

Bên cạnh những sản phẩm có lượng sản xuất tăng, vẫn còn nhiều sản phẩm do gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, yếu tố cạnh tranh, yếu tố môi trường, thời tiết, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng… mà có lượng sản xuất giảm. Đầu tiên, đó là sản phẩm xe có động cơ do việc thuế nhập khẩu các dòng xe dưới 9 chỗ từ các nước ASEAN về Việt Nam sẽ giảm từ 30% xuống 0% vào đầu năm 2018. Tâm lý khách hàng muốn đợi để mua xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc thay vì mua tại thời điểm này.

Mặt khác, một số sản phẩm do ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ mà có lượng sản xuất giảm như: cát đen giảm 38,5%; phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa 3 nguyên tố: ni tơ, photpho, kali (NPK) giảm 12,9%; đá xây dựng giảm 8,9%; phụ gia đã điều chế dùng cho xi măng, vữa, bê tông giảm 4,0%;…

3. Tình hình phát triển doanh nghiệp

Từ đầu năm đến nay, có 1.128 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký 5.224 tỷ đồng (tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2016); giải thể 160 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc; tạm ngừng hoạt động 325 doanh nghiệp.

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị Quyết số 19-2017/NQCP ngày 16/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương phấn đấu mỗi năm đạt trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới.

4. Hoạt động đầu tư

Ước Quý III, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 11.603 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 1.363 tỷ đồng, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngoài nhà nước đạt 6.371 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3.869 tỷ đồng, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ước 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 26.874 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn đạt 3.402 tỷ đồng, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngoài nhà nước đạt 15.958 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7.514 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.

Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm đạt 276,9 triệu USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ (152,2 triệu USD), đạt 79% so với kế hoạch cả năm, trong đó:

– Cấp mới cho 33 dự án với số vốn đăng ký 174 triệu USD (13 dự án ngoài KCN, với số vốn 97,9 triệu USD; 20 dự án trong KCN với số vốn 76,1 triệu USD) tăng 15 dự án với số vốn tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án thu hút có quy mô khá của dự án sản xuất trang phục và túi xách (Hàn Quốc) với số vốn đăng ký 48 triệu USD; dự án sản xuất dây điện (Nhật Bản) với số vốn đăng ký 25 triệu USD.

– Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 25 lượt dự án với số vốn tăng thêm 102,9 triệu USD (09 dự án ngoài KCN 29,3 triệu USD, 16 dự án trong KCN, với số vốn tăng 73,6 triệu USD) bằng 80,7% so với cùng kỳ 2016.

Các dự án thu hút đầu tư trong 9 tháng đầu năm chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực điện tử, phụ tùng ô tô, ngoài ra một số dự án may mặc và sản xuất đồ chơi trẻ em, giày dép; nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hiện nay, tỉnh Hải Dương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 10 (tính lũy kế) trong cả nước; trong 9 tháng đầu năm, Hải Dương đứng thứ 15 so với các tỉnh trên cả nước.

Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm vốn đầu tư thực hiện tăng lên đáng kể, do dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương đã đi vào triển khai. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 9 tháng năm 2017 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn ước đạt 330 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước (năm 2016: 270 triệu USD), nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 3 tỷ 931,5 triệu USD trên tổng số vốn đăng ký 7.209,2 triệu USD (54,5 %).

5. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2017, ước đạt 9.795 tỷ đồng, bằng 77,8% dự toán năm và tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, thu nội địa 7.747 tỷ đồng, bằng 73,9% dự toán năm và tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2016, thu qua hải quan 2.048 tỷ đồng, bằng 97,5% dự toán năm và tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong thu nội địa: thu từ DN nhà nước đạt 607 tỷ đồng, bằng 58,4% dự toán năm; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.479 tỷ đồng, bằng 49,6%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.949 tỷ đồng, bằng 101,5%; thu tiền sử dụng đất đạt 1.015 tỷ đồng, bằng 156,2%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 22,2 tỷ đồng, bằng 83,9%; tiền thuê mặt đất, mặt nước đạt 155 tỷ đồng, bằng 86,9%; thuế thu nhập cá nhân đạt 476 tỷ đồng, bằng 73,2%; lệ phí trước bạ đạt xấp xỉ 230 tỷ đồng, bằng 54,1%; phí lệ phí khác đạt 814 tỷ đồng, bằng 137,2% so với dự toán.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15 tháng 9, ước đạt 10.137 tỷ đồng, bằng 103,5% dự toán năm; trong đó, chi đầu tư phát triển 1.946 tỷ đồng, bằng 143,4%, chi thường xuyên 8.190 tỷ đồng, bằng 99,6% so với dự toán.

Trong chi thường xuyên, chi an ninh đạt 543 tỷ đồng, bằng 841% dự toán; chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 2.408 tỷ đồng, bằng 71,4%; chi y tế đạt 203 tỷ đồng, bằng 27,4%; chi đảm bảo xã hội đạt 1.539 tỷ đồng, bằng 242,7%; chi quản lý hành chính đạt 1.392 tỷ đồng, bằng 92,7%.

6. Tín dụng, ngân hàng

Thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá và giá vàng không có diễn biến bất thường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng. Mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định; nguồn vốn huy động tăng khá (+19,8%).

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN; chất lượng tín dụng đảm bảo, trong tầm kiểm soát; công tác tiền tệ, kho quỹ, kế toán thanh toán bảo đảm an toàn, kịp thời, chính xác; thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được đẩy mạnh. An ninh, bảo mật hệ thống ngân hàng được bảo đảm… góp phần quan trọng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

7. Thương mại, dịch vụ

7.1. Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trong tháng 9 tình hình giá cả thị trường cơ bản ổn định, công tác quản lý thị trường được tăng cường, chủ động đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, kinh doanh trái phép, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng… Công tác xúc tiến thương mại được triển khai tích cực, tổ chức các hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại, thông tin giá cả thị trường, giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 4.026 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước; tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm ước đạt 34.902 tỷ đồng, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá ước tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế:

– Khu vực kinh tế nhà nước đạt 161 tỷ đồng, chiếm 0,5% và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước;

– Kinh tế tập thể đạt 229 tỷ đồng, chiếm 0,7% và tăng 8,1%;

– Kinh tế cá thể đạt 21.760 tỷ đồng, chiếm 62,3% và tăng 11,6%;

– Kinh tế tư nhân đạt 12.181 tỷ đồng, chiếm 34,9% và tăng 12,9%;

– Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 572 tỷ đồng, chiếm 1,6% và tăng 10,8%.

Phân theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ đạt 28.861 tỷ đồng, chiếm 82,7% và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành lương thực, thực phẩm tăng 7,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 14,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 18,5%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.560 tỷ đồng, chiếm 7,3% và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 8,9 tỷ đồng, chiếm 0,03% và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác đạt 3.473 tỷ đồng, chiếm 10,0% và tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.

7.2. Vận tải

Doanh thu vận tải, kho bãi tháng 9 ước đạt  606 tỷ đồng; so với tháng trước tăng 0,8%; trong đó: vận tải hành khách đạt 109 tỷ đồng tăng 2,4%;  vận tải hàng hoá  454 tỷ đồng tăng  0,5%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 43 tỷ đồng tăng xấp xỉ 0,5%. Phân theo ngành đường, vận tải đường bộ đạt 411 tỷ đồng tăng 0,8%; vận tải đường biển đạt 16 tỷ đồng, không thay đổi so với tháng trước; vận tải đường thủy nội địa đạt 136 tỷ đồng tăng 1,2% so với tháng trước.

Doanh thu vận tải, kho bãi 9 tháng đầu năm đạt 5.320 tỷ đồng; so với cùng kỳ tăng 10%; trong đó, vận tải hành khách đạt 960 tỷ đồng tăng 10,4%;  vận tải hàng hoá đạt 3.989,7 tỷ đồng tăng 10,3%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 370,8 tỷ đồng tăng 7,8%.

Phân theo ngành đường vận tải đường bộ đạt 3.665 tỷ đồng tăng 10,9%; vận tải đường biển đạt 134 tỷ đồng giảm 0,5% ; vận tải đường thủy nội địa đạt 1.151 tỷ đồng tăng 9,5%.

Phân theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân tăng 9,6%; kinh tế cá thể tăng 10,8%;  kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,7%.

Trong tháng 9 khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 1,9 triệu hành khách, so với tháng trước tăng 0,3%; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 123 triệu hành khách.Km, tăng 3,8%. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 9 ước đạt 5,5 triệu tấn, so với tháng trước tăng 0,5%; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 381,6 triệu tấn.km, giảm 0,5%.

Trong 9 tháng đầu năm khối lượng hành khách vận chuyển đạt 17,6 triệu lượt hành khách, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,8%; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 1.050 triệu hành khách.Km, tăng 9,4%, và chủ yếu tập trung ở ngành đường bộ.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 49,0 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,8%; trong đó, đường bộ ước đạt 27,3 triệu tấn, tăng 10,3%; đường sông ước đạt 21,2 triệu tấn, tăng 9,3%; đường biển ước đạt 0,5 triệu tấn, giảm 0,7%.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 3.437 triệu tấn.Km, so với cùng kỳ tăng 8,4%, trong đó: đường bộ ước đạt 1.088 triệu tấn.Km, tăng 10,3%; đường sông ước đạt 2.067 triệu tấn.Km, tăng 8,8%; đường biển ước đạt 282 triệu tấn.Km, giảm 0,4%.

7.3. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa

Giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 3.867 triệu USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu chủ yếu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 3.596 triệu USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

8. Tổng quan thị trường, giá cả

Tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2017 vẫn tiếp tục theo xu hướng gtăng, với mức tăng cao hơn tháng trước. Tháng này, một số nhóm hàng có xu hướng tăng chủ yếu vẫn là các nhóm như lương thực, thực phẩm, ga đun, xăng, dầu do Nhà nước có các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu tăng vào các ngày 19/8, 05/9 và 20/9 và tổng tăng giá bình quân là 1.090/lít xăng các loại làm cho chỉ số giá của nhóm này tăng và cũng bị ảnh hưởng một phần do vậy làm cho chỉ số chung tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,43% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 0,72%; so với tháng cùng kỳ năm trước tăng 3,32%.

CPI bình quân 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ tăng 3,20%; nguyên nhân làm cho CPI tăng là do tác động các yếu tố chủ yếu sau:

– Giá rau, củ quả tăng do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều xong nắng nóng làm cho nhiều diện tích rau, củ bị hỏng;

– Điều chỉnh tăng giá học phí tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, mầm non và giáo dục phổ thông công lập thuộc tỉnh quản lý năm học 2016 – 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 (Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016 của HĐND tỉnh);

– Nhóm xăng, dầu từ đầu năm đã điều chỉnh 18 lần (10 lần tăng, 8 lần giảm) với mức độ tăng cao hơn mức độ giảm; vì vậy nhóm tiêu dùng giao thông vẫn tăng 3,32% so với tháng 12 năm trước, (dầu hỏa tăng 14,32%; xăng, dầu diêzn tăng 8,59%); đồng thời, giá gas đun loại Pettolimex bình 12 kg tăng (bình quân +26.004 đồng/bình so với tháng 12 năm trước);

– Giá sắt thép tăng cao do khan hiếm nguồn cung nguyên liệu (phôi thép) nên giá thép thành phẩm tăng.

– Quy định giá khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước do tỉnh quản lý tăng từ ngày 01/8/2017.